Trước đây, nhà tuyển dụng thường đợi đến khi tuyển chọn ra được những ứng viên tìm việc làm tiềm năng rồi mới yêu cầu họ cung cấp người tham khảo. Tuy nhiên, ngày nay, bên cạnh mẫu đơn xin việc, các công ty sẽ yêu cầu ứng viên cung cấp danh sách người tham khảo trước khi ứng tuyển tìm việc làm. Điều này thường xảy ra trong những lĩnh vực có truyền thống kiểm tra nghiêm ngặt như ngành luật, giáo dục, xây dựng thương mại và các vị trí trong bộ máy nhà nước.
Trên tin tức tuyển dụng thường có thông tin sau:
Yêu cầu nộp hồ sơ:
– Đơn xin việc.
– CV.
– Danh sách người tham khảo (3 người).
Hoặc trong trường hợp khác, mục tuyển dụng này sẽ được viết, “Để được xem xét cho vị trí công việc, vui lòng điền thông tin vào hồ sơ trực tuyến và đính kèm các loại giấy tờ sau: đơn xin việc, CV và danh sách người tham khảo (3 người)”.
Khi cung cấp người tham khảo cho công ty, đừng trình bày trong CV của bạn. Thay vào đó, hãy viết trong một trang riêng biệt với danh sách 3 người tham khảo (hoặc một con số nào đó tùy thuộc theo mỗi công ty) và thông tin liên lạc của họ, đính kèm với mẫu đơn xin việc của bạn.
Người tham khảo nên là ai
Trong danh sách người tham khảo của bạn nên có những người làm trong lĩnh vực liên quan và có thể chứng thực năng lực chuyên môn của bạn trong công việc. Người tham khảo của bạn không cần phải là người đang làm chung với bạn; trên thực tế, bạn không nên nhờ sếp hay đồng nghiệp hiện tại làm người tham khảo nếu công ty vẫn chưa biết về hoạt động tìm việc làm của bạn. Bạn sẽ không bao giờ muốn sếp biết rằng bạn đang tìm việc làm tại một trong những công ty đối thủ của họ.
Thay vào đó, bạn có thể nhờ đồng nghiệp từ các công việc cũ, giáo sư, khách hàng hoặc những người bạn từng cùng làm trong các hoạt động tình nguyện, thể dục thể thao (nếu bạn chắc chắn rằng họ sẽ cung cấp thông tin tham khảo tích cực). Bạn cũng có thể dùng các mối liên lạc trên LinkedIn nếu bạn an tâm về tính cách của họ.
Nếu bạn có quá ít người tham khảo vì lịch sử làm việc còn hạn chế, thì bạn nên dùng người tham khảo tính cách để chứng thực về cá tính con người bạn và những năng lực nhất định. Họ có thể là giáo viên, nhà tài trợ câu lạc bộ,…
Xin phép và bảo mật
Luôn là ý hay khi hỏi trước ý kiến những người bạn dự định nhờ làm người tham khảo – trước khi viết tên họ vào mẫu đơn xin việc của mình. Việc này sẽ cho phép bạn quyết định, dựa theo cách họ phản hồi, liệu họ có thể làm người tham khảo tích cực không. Nếu họ (hoặc bạn) cảm thấy nghi ngờ về khả năng làm người tham khảo, thì hãy tìm kiếm người khác, những ai sẽ sẵn sàng chứng thực năng lực của bạn.
Xác nhận lại thông tin liên lạc bạn có chính xác không và hỏi người tham khảo họ muốn được liên lạc như thế nào – bằng điện thoại, thư điện tử,… Đồng thời, hãy hỏi có những khung giờ cụ thể nào trong ngày họ sẵn sàng hồi đáp nhà tuyển dụng, và liệu họ có cho phép bạn cung cấp số điện thoại di động của họ không. Nếu có thể, hãy gởi họ danh sách những công việc bạn ứng tuyển để họ biết trước nhà tuyển dụng nào sẽ liên lạc họ. Cuối cùng, hãy hỏi liệu bạn có thể gởi họ CV, mẫu đơn xin việc được cập nhật mới nhất của bạn để họ chuẩn bị bài giới thiệu đầy bùng nổ về công việc và cá tính của bạn.
Ngoài ra, nếu hiện tại bạn đang có một công việc, hãy đề nghị người tham khảo giữ bí mật về hoạt động tìm việc này của bạn. Như để trình bày ở trên, bạn sẽ không muốn sếp phát hiện ra đâu.
Nên viết gì trong danh sách người tham khảo
Danh sách người tham khảo nên có đầy đủ thông tin liên lạc của từng người tham khảo, bao gồm tên, chức danh, công ty, địa chỉ và thông tin liên lạc. Ví dụ như:
Janine Mercantile
Quản lí
Công ty ABC
Số 12, đường Demonda
5555-555-555