Cách Viết CV Tiếng Nhật Cho Công Việc Giảng Dạy Tại Nhật Bản

Khi bạn đang xin việc làm ở Nhật Bản, một số nơi sẽ chấp nhận đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch qua email, trong khi những trường khác yêu cầu bạn phải nộp một bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ trong đó có CV tiếng Nhật. Dưới đây là một vài gợi ý về cấu trúc CV xin việc tại Nhật.

Hình ảnh

Một bức ảnh về chân dung bản thân luôn luôn cần phải có trong CV tiếng Nhật. Đó có thể là ảnh có kích thước bằng hình làm hộ chiếu hoặc chụp chân dung phần trên. Nếu bạn gửi hồ sơ đăng ký của mình qua đường bưu điện, hãy viết tên của mình vào mặt sau ảnh và dán nó vào góc trên bên phải sơ yếu lý lịch của bạn. Mặc dù bạn biết rằng người Nhật thường không cười trong những bức ảnh như vậy nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưa thích những tấm hình người ngoại quốc nở nụ cười hoặc trông thân thiện. Vì vậy, khi chụp ảnh hãy cười hay giữ vẻ mặt thân thiện.

Các loại thông tin chung

Hãy phác thảo một cách ngắn gọn về những thông tin cần thiết mà nhà tuyển dụng mong đợi.

  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, quốc tịch, nơi sinh, ngày tháng năm sinh, tuổi, tình trạng thị thực.
  • Thông tin liên hệ: Số điện thoại, email, địa chỉ nơi bạn sống
  • Các chứng chỉ chuyên môn (ví dụ: JALT, JACET, TESOL. Các nhà tuyển dụng trường đại học sẽ muốn biết trình độ chuyên môn và học vấn của bạn)
  • Kinh nghiệm. Ngoài tên đầy đủ của trường và địa chỉ của trường bạn từng làm việc, hãy bao gồm:
  • Ngày bắt đầu – ngày kết thúc làm việc. Nhiều trường tại Nhật sẽ cần biết tháng thực tế bắt đầu và thời gian bạn nghỉ công việc trước kia.
  • Loại công việc: (toàn thời gian/bán thời gian)
  • Nhiệm vụ, khóa học từng giảng dạy, đối tượng sinh viên

Một bản CV tiếng Nhật không nên dài quá một trang và bạn phải cung cấp những thông tin cần thiết trong đó. Không có quy tắc chung cho điều này vì một số nhà tuyển dụng yêu cầu CV xin việc phải nêu chi tiết đầy đủ, trong khi những người khác chỉ cần nắm thông tin tổng quan ngắn gọn.

  • Xem xét lại toàn bộ kinh nghiệm của bạn

Hãy đưa vào CV toàn bộ những kinh nghiệm công việc có liên quan mà bạn đã từng đảm nhận.

  • Thuyết trình/Ấn phẩm
  • Với những người có mong muốn được làm việc ở các trường đại học, hãy điểm tên những bài thuyết trình hoặc những ấn phẩm đã được xuất bản. Hầu hết các trường sẽ phân loại các ấn phẩm để đánh giá bạn, một bài viết 2 trang cho bản tin của trường học sẽ có giá trị hơn một bài báo dài được đăng trong một lần xuất bản. Vấn đề là, bất cứ ấn phẩm nào của bạn được xuất bản cũng có thể là điểm quan trọng quyết định việc nhận được lời mời làm việc.
  • Nếu bạn chưa từng có bất kỳ ấn phẩm nào thì đó không phải là vấn đề đối với nhiều công việc, ngoại trừ các trường đại học.
  • Bản sao ấn phẩm được xuất bản. Hãy gửi 3 bài viết gần đây nhất của bạn. Nếu tờ báo/tạp chí đó không nổi tiếng ở Nhật Bản, hãy sao chụp một bản sao của trang bìa, mục lục và danh sách các biên tập viên.
  • Sở thích. Mọi người ở Nhật Bản đều có một sở thích và bạn cũng cần có. Cần lưu ý là không nên đưa sở thích “Anime” Nhật Bản vào CV của bạn.
  • Kỹ năng. Việc bạn ứng tuyển, gửi CV tiếng Nhật và hồ sơ online cũng thể hiện kỹ năng tin học của bạn. Hãy mở rộng chi tiết, ví dụ, sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, chương trình đồ họa, cơ sở dữ liệu HTML, PHP và MySQL. JavaScript…Mặc dù những điều này không liên quan đến việc giảng dạy, nhưng chúng có thể liên quan đến công việc văn phòng, giấy tờ và tài liệu bạn phải chuẩn bị.
  • Khả năng tiếng Nhật của bạn
  • Nếu bạn đã làm một bài kiểm tra trình độ hay có chứng chỉ Nhật ngữ, hãy nêu rõ trình độ của bạn.
  • Nếu bạn chưa bao giờ làm bài kiểm tra trình độ tại Nhật, hãy mô tả khả năng của bạn một cách tích cực như có thể hòa nhập và làm việc linh hoạt trong các công ty tại Nhật.
  • Đừng mô tả khả năng của bạn một cách tiêu cực như chưa thể nhớ và đọc được hầu hết bảng chữ Kanji.
  • Lưu ý rằng có nhiều nơi tuyển dụng sẽ phỏng vấn bằng tiếng Nhật và đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của bạn, vì vậy, hãy trung thực về khả năng của mình.